Friday, 5 August 2011

Sách "Tribal Leadership: Leveraging Natural Groups to Build a Thriving Organization by Dave Logan, John King, Halee Fischer-Wright"

WormMom (WM) đọc qua nhiều quyển sách, hay có dở có. Sau khi suy nghĩ kỹ, WM sẽ đầu tư một ít quỹ thời gian của mình để viết cảm nhận cho những quyển sách hay. Bởi lẽ khi đọc xong một quyển sách hay, bản thân WM cảm thấy rất hạnh phúc. Mà hạnh phúc thì ai cũng muốn níu kéo nó ở lâu hơn một chút. WM rất muốn giữ lại những cảm xúc và kiến thức thu lượm được từ những quyển sách như thế. Nói thì phải làm liền vì WM không giỏi lưu giữ cảm xúc trong ký ức quá lâu. Nếu khi đọc xong quyển sách mà không ghi nhận cảm xúc ra bộ nhớ ngoài liền thì chỉ một thời gian ngắn sau bộ nhớ trong của WM sẽ dần phai mờ và mất đi cảm giác.




Nhân dịp vừa đọc xong quyển Tribal Leadership (lần đọc thứ 2 đó nhé), WM sẽ ghi nhận lại cảm xúc và lưu giữ trong phòng đọc nhà Worm để mai này cần là có để tra cứu liền.

Trước hết, WM copies lại đoạn nhận xét khái quát bằng tiếng Anh đã post trên LinkedIn.

"Introduced to me by Tony Hsieh, the author of Delivering Happiness: A Path to Profits, Passion, and Purpose. At first time of reading, I wasn't really excited enough to finish it since it was too much about statistics. That was the reason I didn't finish the book even though I started reading on June 13, 2011. Luckily, after passing time, I forced myself to read it again and quest for the meaning of Tony's recommendation. He can't propose a nonsense book. And now, the second time reading and finishing the book, I find its power. I find where I'm now and what I'm aiming for in the next stage. "

Như đọan trên có nói, lần đầu đọc quyển sách này WM cảm thấy nó khô cứng lắm. Đọc đến nửa quyển mà vẫn không bắt được cảm xúc và hồn của nó để lấy động lực đọc tiếp theo. Dù rất yêu quý cuốn "Delivering happiness" của Tony và muốn tìm kiếm những cuốn sách hay tương tự được Tony giới thiệu, nhưng WM vẫn chào thua quyển này. WM nghĩ trong đầu, thôi nếu chán quá thì nhảy đến cuối sách đọc cheating pages (những trang tóm tắt ý) đi, được bao nhiêu kiến thức hay bấy nhiêu. Dù nói thế nhưng lười vì không có động lực, WM đã trả cuốn sách cho thư viện. Phải đến 1 tháng sau khi thời gian bắt đầu thư thả một chút, WM lại nghĩ chắc nên mượn lại quyển sách đó để thử vận may lần thứ 2. Nói là làm, WM lại hì hục lên thư viện book hold (một dạng đặt sách trước để hệ thống thư viện di chuyển sách đến địa điểm chi nhánh gần chỗ ở của mình) để chờ quyển sách đó về tay mình lần 2.

Sau 2 tuần thì sách cũng đến. Lần này cầm quyển sách trên tay mà dặn lòng là không được nản và lôi kéo cảm xúc chán chường từ lần trước vào, cứ đọc và đọc và tìm kiếm cái hay của nó đi. Và đúng là, càng đọc càng tập trung phân tích thì lại thấy cuốn sách cực kỳ hay. Cuốn sách được viết để bán nhưng tác giả không phải là những người chuyên viết sách bán. Tác giả là một nhóm nghiên cứu về leadership (đại khái là cách thức lãnh đạo nói chung). Họ đã nghiên cứu ròng rã hơn 10 năm và chỉ viết sách sau khi kết quả nghiên cứu rõ ràng cũng như được sự ủng hộ khuyến khích của các nhà lãnh đạo tham gia thử nghiệm trong nghiên cứu với họ. Họ viết sách để những người lãnh đạo có thể tìm kiếm cách thức và giải pháp cho cty mình mà không cần phải đăng ký nhận sự tư vấn hỗ trợ đặc biệt từ họ hay các tổ chức tương tự. Cũng trên tinh thần đó, sau khi quyển sách được xuất bản, các tác giả này vẫn tham khảo các tài liệu và vẫn duy trì nghiên cứu để cập nhật những giai đọan phát triển mới phát sinh.

Quyển sách phân lọai sự phát triển của cá nhân và tổ chức ra làm 5 mức (stage 1 đến stage 5).  Mỗi tổ chức/cty được gọi là tribe. Mỗi tribe từ 20 đến 150 người. Nếu tổ chức nào đông hơn thì sẽ tính theo đệ quy, cả tổ chức là tribe lớn và bên trong chứa đựng các tribe nhỏ hơn.  Công việc của tác giả là tìm kiếm tại sao có những tribe phát triển vượt bậc và đồng thời có những tribe lụi dần. Làm sao giúp các tribe chưa phát triển vươn lên cũng  nhưng giúp các tribe lớn mạnh duy trì trạng thái. Họ phân lọai chủ yếu dựa vào hệ thống ngôn ngữ và văn hóa, bỏ qua toàn bộ các yếu tố chủ quan khác như tribe may mắn sở hữu lãnh đạo tài ba, tribe nổi danh nhưng lại chìm trong vòng chỉ 10 năm...

Trong mỗi tribe có thể tồn tại một lúc 1 hay nhiều stage tùy và nhân viên của tribe đó. Cũng có những tổ chức mà lãnh đạo thì ở stage cao nhưng nhân viên ở stage thấp và ngược lại. Stage càng cao thì mức độ hạnh phúc, thỏa mãn và sự bền vững của tribe càng lớn.

Hầu hết nhân viên hay tribe bình thường thì ít nhất đã ở stage 2. Stage 1 đại diện cho những cá thể đã đánh mất bản thân hoặc vi phạm các luật lệ xã hội (tội phạm hay tổ chức phạm pháp). Từ stage 2 để phát triển lên stage 3 đòi hỏi cả một quá trình phấn đấu và nổ lực không ngừng của cá nhân và tribe. Bởi ở stage 2, tâm lý cá nhân luôn gặp phải là chán chường và không có niềm tin vào bản thân. Mỗi người ở stage 2 luôn cảm thấy cuộc đời họ bi thảm và không lối thoát. Hành xử của họ cũng rất tiêu cực và thụ động. Người ở stage 2 luôn thấy người khác giỏi hơn mình và không tìm thấy giá trị của riêng bản thân mình. Rất dễ nhận diện người ở stage 2 trong 1 tổ chức. Hàng ngày họ hay mở miệng ra là hay than vãn về cviệc, csống và người quản lý họ (bosses, managers). Trong các cuộc họp, thường không bao giờ giờ họ có ý kiến bởi họ không quan tâm (tâm lý WHO CARE?). Ngược hẳn với stage 2, người ở stage 3 rất tự tin vào bản thân và luôn cho rằng mình là đúng. Dù người ở stage 3 không dùng từ ngữ khẳng định mình luôn đúng nhưng phân tích đến tận cùng thì người nghe vẫn cảm nhận được ý "tôi luôn đúng, tôi tuyệt vời và anh thì không" trong phát biểu. Dù giỏi như thế nhưng người ở stage 3 lại có yếu điểm khác. Đó là, người ở stage 3 cực kỳ giỏi khi làm việc một mình nhưng lại cảm thấy đuối khi công việc đòi hỏi nhiều người hơn để hoàn thành. Người ở stage 3 thường không có kỹ năng ủy thác (delegate) và không tin tưởng giao nhiệm vụ cho người khác bởi họ tin rằng họ làm tốt hơn là để người khác làm. Trong mỗi cuộc họp hay tranh luận, với người stage 3, họ hay bảo vệ ý kiến của riêng họ trước dù đôi khi họ vẫn thấy được rằng ý kiến của người khác hiệu quả hơn. Stage 3 đau đớn như thế nhưng không thể thiếu. Nó là chìa khóa đánh dấu sự thành công để thoát khỏi stage 2 và là bước đệm để nhảy vọt lên stage 4. Không có stage 2 thì một cá thể vẫn có thể vươn lên stage 3 nhưng không có stage 3 thì không có các stage sau nó. Stage 3 đánh dấu sự trưởng thành, tự tin và bản lĩnh của cá nhân.  Đốivới người ở stage 4, họ vẫn cho rằng họ tuyệt vời nhưng đồng thời họ công nhận sự tuyệt vời của người cùng tribe với họ. Tribe của người stage 4 luôn là nhất nếu so với các tribe khác. Do đó, ở stage 4, thông thường người lãnh đạo không bao giờ phải đích thân giải quyết các xung đột trong tribe. Nếu tất cả thành viên trong tribe đều từ 3 trở lên thì tự khắc xung đột sẽ được các thành viên giải quyết tốt mà lãnh đạo chỉ cần dùng thời gian của mình cho việc của mình cũng như hoạch định chiến lược.  Người đạt được stage 4 thường đã  và sẽ là người lãnh đạo giỏi. Thế sau stage 4 là gì? Sau stage 4 là stage 5. Ở stage 5, họ thấy mình tuyệt vời và sự phấn đấu của họ không dùng để chống hay cạnh tranh lại tribe khác mà là giải quyết các vấn đề nhứt nhối của nhân lọai hay cộng đồng. Đối với stage 5, nổ lực của họ chính là cứu vãn tương lai (hay nhân lọai nếu nói lớn lao hơn). Thông thường, nếu lãnh đạo ở stage 4 thì tribe (tổ chức, công ty) cũng đánh được những dấu móc phát triển nào đó trong lịch sử rồi. Nếu cả lãnh đạo và tribe đều ở stage 4 thì chắc chắn nhân viên tribe đó sẽ rất hạnh phúc. Và cuối cùng là nếu lãnh đạo và nhân viên toàn ở stage 4 hay 5, thế giới sẽ bớt đau khổ và hiểm họa. Hiện nay chưa phát hiện ra các stage cao hơn 5. Tuy nhiên, xã hội càng phát triển thì có thể sau này sẽ sinh ra tiếp stage 6, 7, 8 chăng, chờ xem!

Đọc xong quyển sách, WM định hình được stage của riêng mình, mình đang đứng ở đâu trong cái vòng xoay lẩn quẩn đó. Phải nói thêm là, một cá nhân vẫn có thể bên ngoài ứng xử như stage cao nhưng bên trong lại ở stage thấp. Cuốn sách cũng đề cập rằng phần lớn mọi người sau khi đọc quyển này, nếu người khác hỏi anh ta đang ở stage nào, anh ta thường nâng stage của mình lên ít nhất là 1 mức. Do đó, đánh giá đúng một cá nhân cần đòi hỏi thời gian dài để tìm hiểu và tiếp xúc. Nếu tự đánh giá bản thân mình thì cần sự trung thực. WM sẽ không nói stage của mình ra đây vì nó chỉ có ý nghĩa cho riêng bản thân mình thôi. Tốt thì cố giữ, xấu thì chịu khó học thêm. Ngoài các stage 2, 3, 4, 5 tròn trịa thì giai đọan phát triển của mỗi cá nhân/tribe còn có thể rơi vào early (tiền) và late (hậu) của mỗi stage, ví von như là stage 2 đầu, stage 2 cuối, stage 2 cuối và có thể chuyển tiếp lên được stage 3 đầu, stage 3 cuối... Cá thể sau khi đạt đến stage 4 thì vẫn có thể rơi ngược xuống lại stage 2 và 3 nếu như tribe vẫn không tiến lên khỏi stage thấp hơn trong thời gian dài (ví dụ như các cá thể khác trong tribe vẫn cứ ở lì stage 2 và 3).

Một số từ ngữ giúp nhận diện nhanh stage của một người (nên nhớ độ chính xác phải tùy thuộc vào mối quan hệ và sự hiểu biết của mình đối với cá nhân đó nữa, không dùng cảm xúc của riêng bản thân để áp đặt).

Stage 1: is alienated from others, expressing view that "life sucks." When people at this stage cluster together, their behavior expresses despairing hostility, such as in a gang

Stage 2: separates from others and surrounded by people who seem to have some power that they lack. As a result, their language expresses "my life sucks." The difference from stage 1 is, stage 2 communicates the view that others' lives seem to be working, but not the stage 2 itself. When people at this stage cluster together, their behavior is characteristic of being apathetic victims.

Stage 3: connects to people  in two-person relationship. The language expresses "I'm great" and the background unstated is "and you're not." When people at this stage cluster together, they attempt to outperform on another (on an individual basis) and put one another down. Although this is often done under the veil of humor, the effect is the same. Individual's behavior expresses a "lone warrior" ethos.

Stage 4: performs at least three-person relationship with others and builds valuable networks. The words of stage 4 are centered on "we're great" and in the background, " and "they're not." The "they" here is another tribe in the same or different company. When the people at this stage cluster together, they radiate  tribal pride.

Stage 5: expresses "life is great." Stage 5 shares the same characteristics of stage 4, except that there is no "they." The behavior of stage 5 expresses innocent wonderment.



Quyển sách cũng chỉ ra cách giúp huấn luyện và phát triển lên stage cao hơn cho nhân viên. Điểm chính vẫn nằm ở sự nhận thức của bản nhân nhân viên trước. Và tương tự, quyển sách cũng đưa ra các câu hỏi giúp tribe quyết định hướng đi tiếp theo (nên dừng lại cải thiện stage cho tribe, hay nên bức phá tạo sản phẩm vượt bậc, hay tiếp tục thu hút vốn đầu tư ...). 3 yếu tố quan trọng nhất để cá thể/tribe tự nhận thức là tự đặt ra các câu hỏi xoay quanh: outcomes (mình muốn làm gì), assets (mình đã có cái gì) và behaviors (mình sẽ làm thế nào). Ít nhất cứ mỗi 3 tháng, cá nhân hay tribe nên dừng lại để suy nghĩ về 3 yếu tố này để chỉnh sửa cho phù hợp và giúp bản thân/tổ chức phát triển theo hướng tốt hơn.

Điểm mấu chốt và cốt lỗi để phân biệt tribe này với tribe khác cũng như giúp một tribe phát triển vững chắc và bền lâu chính là văn hóa của tribe. Xây dựng văn hóa riêng cho tribe của mình và duy trì nó. Đảm bảo những cá thể gia nhập vào tribe phải phù hợp với văn hóa đó và tiếp tục tự hào để phát triển nó. Đây cũng là bài học rất đáng giá cho công việc tuyển dụng nhân viên vào một công ty.

Bài này cũng khá dài rồi, WM kết nó lại ở đây. Nếu ai quan tâm đến chủ đề này thì tìm và đọc thêm sách nhé!

No comments:

Post a Comment

Thanks for leaving your comments

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...